Dành cho

Bệnh nhân

Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân

Thiếu máu là tình trạng trong máu không đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các mô của cơ thể dẫn đến bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu.

Thiếu máu là sự giảm về số lượng hồng cầu, hematocrit (Hct), hoặc lượng hemoglobin (Hb).

20190529 082909 500518 Thalassemia.max 1800x1800 1

Triệu chứng của thiếu máu:

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu thiếu máu gây ra bởi một bệnh mãn tính, bệnh có thể làm mờ đi các triệu chứng của thiếu máu, do đó thiếu máu chỉ vô tình được phát hiện khi người bệnh thực hiện xét nghiệm cho bệnh khác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu, người bệnh có thể không có triệu chứng gì hoặc có các triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi
  • Yếu đuối
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng nhạt
  • Nhịp tim không đều
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Đau ngực
  • Bàn tay và bàn chân lạnh
  • Nhức đầu

Lúc đầu, thiếu máu có thể nhẹ đến mức mà bạn không nhận thấy điều đó nhưng các triệu chứng này sẽ trở nên nặng hơn khi nguyên nhân thiếu máu không được giải quyết.

Nguyên nhân thiếu máu:

Mất máucó thể là cấp tính hoặc mạn tính. Thiếu máu không tiến triển trong vài giờ sau khi mất máu cấp tính, khi dịch kẽ xâm nhập vào trong khoảng tróng nội bào và làm pha loãng khối hồng cầu còn lại. Tuy nhiên trong vài giờ đầu tiên, số lượng bạch cầu đoạn, tiểu cầu và cả bạch cầu chưa trưởng thành cũng tăng nếu xuất huyết trầm trọng Mất máu mạn tính sẽ dẫn đến thiếu máu nếu sự mất máu nhanh hơn sự sản xuất và nếu sự sinh hồng cầu quá mức làm mất dự trữ sắt (xem Thiếu máu thiếu sắt).

Thiếu hụt sinh hông cầu có vô số nguyên nhân. Ngừng sinh hồng cầu hoàn toàn làm giảm số lượng hồng cầu từ 7-10% /1 tuần (1%/ ngày) Sự sinh hồng cầu bị phá hủy hoặc thậm chí chỉ không đầy đủ cũng làm giảm số lượng hồng cầu, và thường gây ra bất thường về kích thước và hình thái

Tan máu quá mức có thể là do các bất thường nội tại của hồng cầu hoặc bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như sự có mặt của các kháng thể hoặc bổ thể trên bề mặt của hồng cầu, dẫn đến sự hủy hoại sớm. Lách to giam giữ và phá hủy hồng cầu nhanh hơn bình thường. Một số nguyên nhân tan máu làm biến dạng cũng như tiêu hủy hồng cầu. Tan máu làm tăng sản sinh hồng cầu lưới trừ khi sắt hoặc chất dinh dưỡng cần thiết khác đã cạn kiệt.

  • Mất máu có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Thiếu máu không tiến triển trong vài giờ sau khi mất máu cấp tính, khi dịch kẽ xâm nhập vào trong khoảng tróng nội bào và làm pha loãng khối hồng cầu còn lại. Tuy nhiên trong vài giờ đầu tiên, số lượng bạch cầu đoạn, tiểu cầu và cả bạch cầu chưa trưởng thành cũng tăng nếu xuất huyết trầm trọng Mất máu mạn tính sẽ dẫn đến thiếu máu nếu sự mất máu nhanh hơn sự sản xuất và nếu sự sinh hồng cầu quá mức làm mất dự trữ sắt.
  • Thiếu hụt sinh hồng cầu có vô số nguyên nhân. Ngừng sinh hồng cầu hoàn toàn làm giảm số lượng hồng cầu từ 7-10% /1 tuần (1%/ ngày) Sự sinh hồng cầu bị phá hủy hoặc thậm chí chỉ không đầy đủ cũng làm giảm số lượng hồng cầu, và thường gây ra bất thường về kích thước và hình thái.
  • Tan máu quá mức có thể là do các bất thường nội tại của hồng cầu hoặc bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như sự có mặt của các kháng thể hoặc bổ thể trên bề mặt của hồng cầu, dẫn đến sự hủy hoại sớm. Lách to giam giữ và phá hủy hồng cầu nhanh hơn bình thường. Một số nguyên nhân tan máu làm biến dạng cũng như tiêu hủy hồng cầu. Tan máu làm tăng sản sinh hồng cầu lưới trừ khi sắt hoặc chất dinh dưỡng cần thiết khác đã cạn kiệt.